Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Loạt công ty đồ chơi định giá triệu đô từng xuất hiện trên sóng Shark Tank nhưng chỉ một startup chốt được deal vì lý do này

   Từ mùa đầu tiên cho đến mùa 4, trên sóng Shark Tank Việt Nam đã xuất hiện nhiều startup trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi cho trẻ em. Điểm chung của những startup này là đều đưa mức định giá công ty lên tới con số triệu USD.

Trong tập mở màn mùa đầu tiên của Shark Tank Việt Nam, xuất hiện startup Ekid Studio với người sáng lập Nguyễn Thuận Phát và người phụ trách về truyền thông và marketing Nguyễn Thu Hoài. Tuy nhiên, startup này ngay lập tức khiến hội đồng đầu tư "ngã ngửa" khi gọi tới 5 triệu USD cho 25% cổ phần của công ty. 

Thậm chí, Shark Thái Vân Linh còn nhận xét Ekid Studio đến Shark Tank Việt Nam với mục đích chính là PR cho thương hiệu.

Gọi vốn tới 5 triệu USD vì thị trường lớn, startup bị từ chối đầu tư

Theo đại diện startup cho biết, thị trường đồ chơi công nghệ tại Việt Nam là 15 triệu trẻ em đang ở độ tuổi từ 1 - 9, ước tính doanh thu 50 triệu USD mỗi năm. Ekid Studio cho biết họ bán cả ứng dụng và thẻ để mang cả thế giới lên bàn tay của bé.

Ông Nguyễn Thuận Phát cho biết, tại thời điểm gọi vốn, trong một năm hoạt động Ekids đã bán được 20.000 sản phẩm ra thị trường Việt Nam với doanh thu 300.000 USD và đã có đầu tư sơ khởi của Sở Khoa học công nghệ và Bộ Khoa học công nghệ, cùng một số đối tác Hàn Quốc với mức tổng đầu tư là 50.000 USD.

Startup đồ chơi tại Shark Tank Việt Nam: Hét giá triệu USD nhưng giành được deal chỉ nhờ một điểm - Ảnh 1.

Startup Ekids Studio đến Shark Tank Việt Nam để gọi vốn 5 triệu USD cho 25% cổ phần. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Theo lý giải của startup, tiềm năng thị trường là rất lớn. Không chỉ ở Việt Nam với 15 triệu khách hàng tiềm năng, nhóm còn đang có đối tác đầu tư để xuất khẩu sang Australia, Hàn Quốc và Mỹ.

Starup tự tin đến mức phủ nhận những giả thiết về rủi ro mà các cá mập đưa ra. Ông Thuận Phát cho rằng không có gì cản trở được bước chân của nhóm. Founder của Ekids cho biết việc kinh doanh đang có lãi nhưng lại từ chối tiết lộ con số với hội đồng đầu tư.

Tiềm năng lớn nhưng Shark Trần Anh Vương từ chối đầu tư vì con số mà startup đưa ra quá lớn trong khi không chứng minh được khả năng tài chính và khả năng thu hồi vốn, có lãi của Ekids Studio cũng rất khó. Shark Phạm Thanh Hưng và Thái Vân Linh cũng nối bước hai vị các mập, từ chối đầu tư cho Ekids vì cho rằng sản phẩm không có gì đặc sắc. 

Bên cạnh đó, bà Linh cho rằng việc startup đưa ra một con số quá cao, không thể đầu tư nổi là có chủ đích. Vị cá mập nhận xét startup đang chỉ muốn được lên sóng truyền hình chứ không có ý định gọi vốn.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/loat-cong-ty-do-choi-dinh-gia-trieu-do-tung-xuat-hien-tren-song-shark-tank-nhung-chi-mot-startup-chot-duoc-deal-vi-ly-do-nay-20210804124056987.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét