Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Biti's - đế chế giày dép 40 năm tuổi của doanh nhân người Hoa Vưu Khải Thành

 Biti’s của gia tộc họ Vưu dù có lúc vẫn gặp khó khăn không nhỏ, song đã vượt qua và hiện là một trong những nhà sản xuất giày dép hàng đầu Việt Nam sau gần 40 năm thành lập.

Ông Vưu Khải Thành sinh ngày 26/1/1950, là người gốc Hoa. Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông cùng vợ là bà Lai Khiêm khởi đầu sự nghiệp kinh doanh với 15 công nhân và những chiếc máy rỉ sét năng suất thấp.

Những ngày đầu tiên, Biti’s bắt đầu với hai tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành nằm tại đường Bình Tiên, quận 6, TP HCM. Phải đến năm 1986, hai tổ hợp này sáp nhập lại thành hợp tác xã cao su Bình Tiên chuyên sản xuất giày dép chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu và Tây Âu. Thương hiệu Biti's chính là viết tắt của Bình Tiên.

Biến cố đến với Biti's khi vào cuối thập niên 80, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ dẫn tới việc Biti's mất luôn thị trường chính. Thị trường xuất khẩu không còn, Biti's lại gặp khó trong việc cạnh tranh với giày dép xốp từ Thái Lan, Trung Quốc, những sản phẩm được làm từ chất liệu mới, đẹp, nhẹ và tiện lợi hơn dép cao su Việt Nam.

Ở thời điểm đó, hai vợ chồng ông Vưu Khải Thành phải xuất ngoại sang Đài Loan tìm lối đi mới. Chính tại đây, họ phát hiện một loại dép xốp đặc biệt làm bằng chất liệu hạt nhựa EVA, có thể cạnh tranh được với dép xốp đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi đó, và họ nắm ngay cơ hội này. Vợ chồng Vưu Khải Thành ngày đêm tìm hiểu công nghệ EVA và dành tiền mua dây chuyền sản xuất mang về Việt Nam.

Doanh nhân người Hoa kín tiếng đứng sau thành công của Biti's - Ảnh 1.

Ông Vưu Khải Thành, Chủ tịch thương hiệu giày dép Biti's. (Ảnh: Biti's).

Bên cạnh việc mang về nước chuỗi công nghệ hiện đại, ông Vưu Khải Thành cũng nhận ra doanh nghiệp Trung Quốc chú trọng xuất khẩu, nhưng lại bỏ ngỏ thị trường nội địa khổng lồ.

Nhận thấy thị trường tiềm năng, doanh nhân họ Vưu rẽ hướng mang sản phẩm của mình tới thị trường Tây Nam Trung Quốc, nơi khá gần Việt Nam và có nhiều nét tương đồng về văn hóa. 

Chính việc xuất khẩu hàng hóa đã giúp ông Vưu giải quyết bài toán tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, vừa tránh phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc và Thái Lan. Chính nhờ thành công tại thị trường Tây Nam Trung Quốc, Biti's đã mở rộng hệ thống phân phối từ tổng đại lý đến đại lý kinh doanh phủ dày khắp nơi từ Vân Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây, Quảng Đông,... thậm chí là Thượng Hải, Bắc Kinh.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/bitis-de-che-giay-dep-40-nam-tuoi-cua-doanh-nhan-nguoi-hoa-vuu-khai-thanh-20211013183429404.htm

Được rót 6 tỷ USD, Shopee lập tức nhảy vào thị trường Ấn Độ và Ba Lan, tìm kiếm thành công như tại Việt Nam

    Shopee đã đạt được những thành công nhất định ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Ấn Độ và Ba Lan là hai thị trường tiếp theo mà Shopee muốn để lại dấu ấn.

Vừa kêu gọi thành công 6 tỷ USD vốn đầu tư, Sea đã bắt đầu khởi động thử nghiệm Shopee ở hai thị trường mới là Ba Lan và Ấn Độ.

Mặc dù chỉ vừa mới được "thai nghén", những động thái mang tính thử nghiệm này đủ để khẳng định tham vọng toàn cầu của Shopee. Lúc này, Shopee đã dẫn đầu thị trường ở Đông Nam Á và đang tạo ra được những dấu ấn nhất định ở Mỹ Latinh.

Điều chúng ta chưa biết là những động lực và chiến lược của Shopee ở thị trường mới. Vì sao Ba Lan và Ấn Độ lại được lựa chọn? Shopee có thể thành công bằng những bài học đã có ở Đông Nam Á? Việc thâm nhập các thị trường mới liệu có phải là một phần của một chiến lược lớn hơn hay chỉ đơn giản là một cuộc chơi mang tính cơ hội?

Vì sao Shopee lựa chọn Ấn Độ, Ba Lan là thị trường mục tiêu tiếp theo? - Ảnh 1.

Ấn Độ và Ba Lan có nhiều điểm tương đồng với những thị trường mà Shopee đã đạt được thành công, theo Tech in Asia.

Vì sao Shopee lựa chọn Ấn Độ, Ba Lan là thị trường mục tiêu tiếp theo? - Ảnh 1.

Ba Lan và Ấn Độ có những điểm tương đồng với thị trường Indonesia và Brazil. (Nguồn: Tech in Asia Statista, Armstrong and Associates, JP Morgan, US International Trade Administration, Việt hoá: Thái Sơn).

Năm 2020, Trung Quốc đều nằm trong số các thị trường dẫn đầu ở mảng mua sắm xuyên biên giới tại Ấn Độ và Ba Lan. Một ước tính của JPMorgan cho thấy các sản phẩm của Trung Quốc chiếm tới 53% tổng dung lượng mua sắm thương mại điện tử xuyên biên giới ở Ba Lan trong năm ngoái.

Kinh nghiệm của Shopee trong việc hỗ trợ thương mại xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các khu vực khác, đồng thời Shopee cũng có hiện hiện tại nhiều thành phố Trung Quốc, cho phép Shopee tận dụng được nhu cầu hàng hoá Trung Quốc ở cả hai quốc gia nói trên.

Dù vậy, Shopee cũng có thể sẽ tập trung vào tiềm năng của mua sắm địa phương. Ví dụ, ở Brazil, Shopee đang có nhiều giao dịch nội địa hơn so với giao dịch quốc tế. Chiến thắng thị trường Đông Nam Á bằng cách tập trung ưu tiên trải nghiệm trên di động, Shopee có trên 95% số lượng đơn hàng của mình được thực hiện thông qua ứng dụng di động.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/duoc-rot-6-ty-usd-shopee-lap-tuc-nhay-vao-thi-truong-an-do-va-ba-lan-tim-kiem-thanh-cong-nhu-tai-viet-nam-20211009121344289.htm

Sếp FPT: Từ ngày Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, đây là giai đoạn sóng gió nhất của doanh nhân Việt

  "Giờ đây rất nhiều doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trải qua một đợt khủng hoảng có lẽ còn nặng nề hơn hai cuộc khủng hoảng 1997-1998 và 2007-2008 trước kia", lãnh đạo FPT viết.

13/10, ngày Doanh nhân Việt Nam - trên trang Facebook cá nhân ông Đỗ Cao Bảo - một trong các thành viên sáng lập tập đoàn FPT và hiện đang giữ chức Phó Tổng giám đốc FPT, đã chia sẻ câu chuyện về doanh nhân Việt Nam hiện tại, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng do dịch bệnh gây ra.

Dưới đây chúng tôi xin phép trích lại toàn bộ bài chia sẻ trên. Có biên tập để phù hợp với ngôn ngữ báo chí:

Có thể nói rằng từ ngày Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, đây là giai đoạn sóng gió nhất, khó khăn nhất, cam go nhất của các doanh nghiệp Việt, doanh nhân Việt.

Nhớ lại đợt khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998, các nền kinh tế châu Á tiêu điều, xơ xác, tất cả các biển quảng cáo ở sân bay, nhà ga, bến tàu, trên các con đường chính ra vào các thành phố lớn đều trắng trơn, trơ cái khung sắt xám xịt.

Tất cả các công trường xây dựng đều hết tiền dừng lại, để trơ ra màu xi măng xám xịt. Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, Malina, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội đều một màu xám xịt vào ban ngày, tối om vào ban đêm.

Đồng tiền và tài sản mất giá, thị trường chứng khoán châu Á sụp đổ, nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo.

Nhớ lại đợt khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998, các nền kinh tế châu Á tiêu điều, xơ xác, tất cả các biển quảng cáo ở sân bay, nhà ga, bến tàu, trên các con đường chính ra vào các thành phố lớn đều trắng trơn, trơ cái khung sắt xám xịt.
Tất cả các công trường xây dựng đều hết tiền dừng lại, để trơ ra màu xi măng xám xịt. Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, Malina, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội đều một màu xám xịt vào ban ngày, tối om vào ban đêm.

  • Ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc FPT

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 làm nhiều người từ đại gia trở thành trắng tay, rất nhiều doanh nhân gánh món nợ tài chính khổng lồ với mức lãi xuất ngân hàng lên đến 23%.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ đã không chịu nổi cơn bão tài chính đành phá sản và giải nghệ. Rất nhiều doanh nghiệp tuy trụ lại được, nhưng phải mất 5 - 7 năm sau mới khắc phục xong hậu quả.

Giờ đây rất nhiều doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trải qua một đợt khủng hoảng có lẽ còn nặng nề hơn hai cuộc khủng hoảng 1997-1998 và 2007-2008 trước kia.

Ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội… rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa theo lệnh phong toả 3-4 tháng, kinh doanh tạm dừng, tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả, tiền lương nhân viên vẫn phải lo. Các doanh nghiệp lớn còn có sức chống đỡ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đi đến giới hạn cuối cùng của sức chịu đựng.

Như người ta thường nói: Chỉ khi gặp khó khăn, khi gặp sóng gió thì bản lĩnh của người lãnh đạo, của doanh nhân mới có dịp được tôi luyện. Chỉ khi khủng hoảng kinh tế mới cần nhiều đến tài năng, ý trí, năng động, sáng tạo của doanh nhân.

Dịch bệnh đã được đẩy lùi một bước, vắc xin đã đạt độ phủ khá cao ở những tỉnh/thành phố lớn và các tỉnh có khu công nghiệp lớn. Lệnh phong toả đã được nới lỏng, niềm tin đang dần trở lại.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/sep-fpt-tu-ngay-viet-nam-chuyen-sang-kinh-te-thi-truong-day-la-giai-doan-song-gio-nhat-cua-doanh-nhan-viet-20211013134557828.htm

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Zalo 'sập', người dùng không thể gửi tin nhắn trên bản web và máy tính

  Nhiều người dùng phản ánh tình trạng không thể gửi tin nhắn trên ứng dụng nhắn tin Zalo phiên bản dành cho website và máy vi tính/laptop.

Sáng 13/10, ứng dụng nhắn tin Zalo xuất hiện nhiều phản ánh từ phía người dùng, báo cáo tình trạng gửi tin nhắn nhưng phía đầu bên kia không thể nhận được tin nhắn. Nhiều tin nhắn được gửi đi chỉ xuất hiện thông báo trạng thái là "đang gửi" hoặc "đã gửi" và người nhận không thể nhìn thấy tin nhắn đến.

"Zalo đang gặp lỗi ở bản website lẫn PC, mình gửi tin nhắn nhưng không được", anh Khải Hoàn, một nhân viên văn phòng cho biết. Tương tự, chị Ngọc, nhân viên kế toán tại Hà Nội chia sẻ: "Zalo đang lỗi, hoạt động chập chờn, lúc gửi được tin nhắn, lúc không."

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều người dùng đã đăng bài thông báo việc ứng dụng nhắn tin Zalo bị lỗi, giúp mọi người tránh bị gián đoạn công việc trong lúc chờ khắc phục sự cố.

Hiện tại, phiên bản dành cho điện thoại di động của Zalo vẫn hoạt động bình thường. Song tại một số tài khoản của người dùng, ứng dụng Zalo trên smartphone cũng không xuất hiện thông báo tin nhắn đến.

Zalo phiên bản dành cho Website và PC bị lỗi, không thể gửi tin nhắn - Ảnh 1.

Nhiều người dùng buộc phải dùng Facebook để thông báo lỗi của Zalo. (Ảnh chụp màn hình).

Zalo hiện là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam. Trong đại hội cổ đông thường niên 2021, VNG - đơn vị phát triển Zalo cho biết nền tảng này đã trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam, tỷ lệ người dùng đạt 76,5%. Đây là tỷ lệ người sử dụng ứng dụng nhắn tin so với tổng số người sử dụng internet trong độ tuổi 16 - 64.

Trong báo cáo về thị trường quảng cáo số do Adsota phát hành mới đây cũng cung cấp con số tương tự. Theo đó, Zalo đã vươn lên vị trí số một trong top các ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam, đẩy Facebook Messenger xuống vị trí thứ hai.

Số lượng người dùng Facebook Messenger thường xuyên liên tục giảm tại Việt Nam. Năm 2018, tỷ lệ người dùng ứng dụng này là 79% và giảm xuống 74% năm 2019. Năm 2020, lượng người dùng Facebook Messenger ở Việt Nam là 75,8% và Zalo là 76,5%.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/zalo-sap-nguoi-dung-khong-the-gui-tin-nhan-tren-phien-ban-web-va-may-tinh-20211013102741947.htm

Nghi vấn Bitis dùng sản phẩm gấm Trung Quốc trong sản phẩm tôn vinh nét đẹp miền Trung?

  Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết đặt nghi vấn sản phẩm trong chiến dịch mới tôn vinh văn hóa dân tộc của Bitis sử dụng chất liệu, hoạt tiết vải của Trung Quốc.

Sản phẩm giày của Bitis (trái) và vải gấm của Trung Quốc. (Ảnh: La Quốc Bảo).

“Tự hào về miền Trung: hoa trong đá” hay “Tự hào về miền Trung Hoa trong đá”? - đây là câu mở đầu trong bài đăng trên trang Facebook cá nhân của La Quốc Bảo - người nổi tiếng với các sản phẩm giày Converse được trang trí bằng các hạo tiết truyền thống của dân tộc. 

Bài đăng đạt gần 7 nghìn like và 2,2 nghìn lượt chia sẻ của La Quốc Bảo nêu lên nghi vấn hãng Bitis sử dụng họa tiết gấm Trung Quốc trong sản phẩm tôn vinh nét đẹp miền Trung.

La Quốc Bảo cho rằng Bitis dù thông tin về sản phẩm với những từ như "Cảm hứng miền Trung" và "Được đầu tư sáng tạo, tìm tòi đa dạng vật liệu & tốn nhiều công sức sản xuất" thì lại sử dụng loại gấm rẻ tiền có sẵn của Trung Quốc.

Đây là gấm sợi nylon "hải thuỷ giang nhai" Hàng Châu rất rất phổ biến trong việc làm đồ lưu niệm giá thấp, và được bán nhiều nhất trên Taobao. Loại gấm này vốn là thiết kế "mì ăn liền", dệt máy jacquard với chất lượng trung bình và độ bền thấp.

Giá thành cao nhất khoảng 90.000/m hoặc mua sỉ là 30-50.000/m. "Độ nhận diện của loại vải này rất cao, chỉ cần nhìn là biết hàng Trung Quốc", La Quốc Bảo khẳng định.

Về hoạ tiết trang trí, anh cho rằng hình dáng mây, thủy ba cột thủy (hoa văn sóng nước) lẫn cách phối màu trên mẫu Bitis mới hoàn toàn không có nét nào liên quan đến mỹ thuật cung đình Việt Nam.

"Việc thiết kế lòng hộp giày là con Long Mã nhà Nguyễn cũng đã ngụ ý Bitis cho rằng hoa văn trên gấm này là bản sắc Việt Nam? Nếu vậy, tôi cho rằng Bitis đã phạm cultural appropriation hay đánh cắp văn hoá. Dẫu có là thiết kế mới gần đây đi nữa, vẫn là sáng tạo của người Trung Quốc, được lấy cảm hứng từ bào phục triều Thanh nước họ", La Quốc Bảo đánh giá.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/nghi-van-bitis-dung-san-pham-gam-trung-quoc-trong-san-pham-ton-vinh-net-dep-mien-trung-20211012160159476.htm

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

CEO Vương Phạm chi nửa tỷ đồng review máy bay phản lực, xe tăng, chỉ ra tiềm năng kiếm tiền bằng việc đi nhặt vỏ đạn tại Mỹ

  Ông Vương Phạm hiện đang là CEO công ty Fastboy Marketing, chuyên về marketing cho các tiệm nail của người Việt ở nước ngoài.

Khoa Pug chi nửa tỷ đồng review máy bay phản lực, xe tăng, nhận ra tiềm năng kiếm tiền bằng việc đi nhặt vỏ đạn tại Mỹ - Ảnh 2.

Khoa Pug và Vương Phạm trong kho chứa xe tăng. (Nguồn: Khoa Pug).

Cái tên Khoa Pug từ lâu đã được biết đến như một trong những YouTuber có tiếng tại Việt Nam. Anh thường xuyên chi những số tiền khổng lồ để review về nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như đồ ăn, du lịch,… tại nhiều vùng đất trên thế giới.

Hiện tại, Khoa Pug đang trong quá trình du học tại Mỹ. Dù chỉ là một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, nhưng khán giả thường xuyên phải "tròn mắt" khi xem các video được Khoa Pug đăng tải vì độ chịu chơi của mình.

Ngay từ khi đặt chân tới Mỹ, Khoa Pug đã chi tới hơn 1,3 tỷ đồng để sở hữu một chiếc Toyota Camry đời mới. Đặc biệt, YouTuber này cũng chi khoảng 1 tỷ đồng để sở hữu chiếc dây chuyền kim cương phiên bản đặc biệt do doanh nhân người Mỹ gốc Việt Johnny Đặng – ông trùm kim cương chế tác.

Johnny Đặng cũng là nhân vật thường xuyên xuất hiện trên video của Khoa Pug. Nam YouTuber đã có nhiều video khám phá, du lịch, ăn uống cùng ông trùm kim cương. Bên cạnh đó, một doanh nhân người Việt khác cũng thường xuyên xuất hiện trên các video của Khoa Pug là Vương Phạm.

Trong một video đăng tải trên YouTube, Vương Phạm cho biết hiện ông đang là CEO công ty Fastboy Marketing, chuyên về marketing cho các tiệm nail của người Việt ở nước ngoài, từng lọt top 5.000 công ty phát triển nhanh nhất nước Mỹ năm 2020.

Doanh nhân này được biết đến là người có những thú vui đặc biệt, chẳng hạn như săn bắn, nuôi nhiều loại động vật khác nhau,… Trong video mới nhất được Khoa Pug đăng tải, khán giả một lần nữa được chứng kiến độ giàu có của doanh nhân Vương Phạm với thú vui "súng, đạn" của bản thân.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/ceo-vuong-pham-chi-nua-ty-dong-review-may-bay-phan-luc-xe-tang-chi-ra-tiem-nang-kiem-tien-bang-viec-di-nhat-vo-dan-tai-my-2021101115203372.htm

Kia EV6 về Việt Nam: Đối thủ VinFast VF e34, sạc hơn 4 phút chạy được 100 km

   Trong năm 2022, mẫu xe điện Kia EV6 sẽ được mở bán tại Việt Nam.

Ngày 9/10, trong buổi ra mắt mẫu xe Kia Carnival 2022, Tổng Giám đốc Thaco Auto Nguyễn Quang Bảo đã cho biết hãng sẽ mở bán EV6 tại Việt Nam từ quý II năm sau. Nếu đúng như kế hoạch, Kia EV6 sẽ là mẫu xe điện thứ ba được bán chính thức tại Việt Nam, thứ tự là chiếc Taycan của Porsche, tiếp đến là VinFast VF e35 sẽ ra mắt vào ngày 15/10 tới và Kia EV6.

Được xem là biểu tượng xe điện của Kia, EV6 làm mẫu xe điện đầu tiên của hãng với kiểu dáng SUV coupe, được ra mắt toàn cầu vào cuối tháng 3. Xe phát triển dựa trên nền tảng kiến trúc xe điện mới là E-GMP (Electric - Global Modular Platform).

Kia EV6 về Việt Nam: Đối thủ VinFast VF e34, sạc hơn 4 phút chạy được 100 km - Ảnh 1.

Phiên bản Kia EV6 được Thaco giới thiệu. (Ảnh: Chụp màn hình).

Theo nhà sản xuất, Kia EV6 bản tiêu chuẩn có chiều dài cơ sở 2.900 mm, chiều dài tổng thể 4.680 mm, không gian nội thất tương đương dòng xe SUV cỡ trung. Kia EV6 tiêu chuẩn trang bị gói pin 77,4 kWh và một động cơ điện duy nhất sản sinh 226 mã lực. 

Nhà sản xuất công bố cụm pin dung lượng 77,4 kWh cho quãng đường di chuyển xa nhất khi thử nghiệm đạt khoảng 510 km. Trong sự kiện ra mắt, Thaco cho biết Kia EV6 có thể di chuyển tối đa 482 km trong một lần sạc. Các tính năng hỗ trợ người lái bao gồm: hỗ trợ lái xe trên đường cao tốc, cảnh báo tiền va chạm với tính năng phát hiện người đi bộ, người đi xe đạp,..

Đặc biệt, Kia EV6 có hỗ trợ chuẩn sạc siêu nhanh 800V cho phép sạc từ 10% đến 80% trong 18 phút, hoặc sạc 4 phút rưỡi di chuyển được 100 km.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/kia-ev6-ve-viet-nam-doi-thu-vinfast-vf-e34-sac-hon-4-phut-chay-duoc-100-km-20211011141338289.htm